Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Lập trình ứng dụng GPS và GSM

- Vấn đề định vị khi không có GPS:
Khi không có GPS thì phần đa là dựa vào các trạm phát sóng (BTS) mà thiết bị cầm tay của các bạn (ĐT) đang liên kết đến. Lúc này vị trí xác định được là vị trí của cái trạm đấy cho nên độ chính xác không cao thường thì khoảng dưới 300m tùy vào mật độ trạm phát sóng của mạng.
Vậy thì làm sao để xác định được vị trí? Nó sẽ có 4 thông số để xác định (thực chất là 2 thôi):
+ Mã nước (MCC): Việt Nam là 452
+ Mã mạng điện thoại di động (MNC): Mobi 01, Vina 02, Sphone 03, Viettel 04, Vietnammobile 05, Emobile 06, Beeline 07
+ Mã vùng (LAC): Mã này sẽ có trên ĐT
+ Mã CellID: Địa chỉ của ĐT (mã này được trạm cấp phát như là IP động ấy)
Để có thông tin về mã này bạn phải cài ứng dụng Tracker hoặc CellID cho ĐT, với dòng chạy Java thì có CellID.jar, Symbian có CellID.sis, Android và Iphone thì có luôn rồi.
(Vấn đề là ở chỗ ứng dụng này không gửi thông số đi được mà chỉ hiển thị trên ĐT thôi, mình đang nghiên cứu để gửi thông số này qua SMS)

-Vấn đề định vị và giám sát khi có GPS:
Hiện tại một số bạn đang hì hục làm các bộ thu GPS và phát thành SMS bằng cách sử dụng Vi điều khiển hoặc PIC hoặc FPGA nhưng theo mình thì làm thế hơi phí công, tính ứng dụng thấp vì chi phí sẽ cao hơn mấy con GPS tích hợp GSM bọn TQ đang bán đầy ngoài chợ giá khoảng 1.5 đến 4tr tuỳ loại mà độ ổn định không OK bằng mấy hàng kia, thêm nữa soft định vị của mấy công ty GPS toàn là ứng dụng server trên Web nên sẽ hạn chế một số tính năng về quản trị CSDL.
Hiện mình đang làm thử nghiệm theo cấu hình này:
- 1 con GPS trung quốc bé như bao diêm loại GT ấy giá 1.5 tr
- 1 con USB3G Viettel mua cũ giá 300K
- Phần mềm mình tự viết bằng VB6 ứng dụng luôn GoogleMap
Nguyên lý:
GPS phát thông số Kinh độ (LAT) và vĩ độ (Long), tốc độ (Speed) qua SMS về đến USB3G, phần mềm của mình lọc tin SMS ấy cập nhật thành cơ sở dữ liệu tương ứng với GPS ấy và hiển thị quá trình cũng như vị trí lên Google maps luôn.
Làm thế có ưu điểm:
- GPS sẽ gửi tin hay không gửi tin, thời gian gửi sẽ do mình đặt trên PC gửi qua SMS ra lệnh cho GPS
- Dữ liệu về hành trình của một GPS sẽ được cập nhật thành file phục vụ tra cứu, tính cước, tổng kết... trong các công việc khác
- Hiển thị trực quan trên bản đồ của bọn Google.
- Cấu hình này ứng dụng vào quản lý các đội xe, giao hàng,... thì tốt nhất
Điểm yếu:
- Phải luôn có Internet cho PC nếu không có thì không xem được bản đồ hành trình.
Hướng nâng cấp:
- Thay USB3G bằng GSM modem cho nhanh.
- Nâng cấp các tính năng về mặt quản lý CSDL

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Hệ thống chỉ thị lực có ghép nối máy tính và mạng di động


HỆ THỐNG CHỈ THỊ LỰC CÓ GHÉP NỐI MÁY TÍNH VÀ MẠNG DI ĐỘNG
Thiết kế và lập trình: Vũ Duy Hải
098.647.3738 – haiduyvu@gmail.com


I. Mô hình hệ thống:

II. Chức năng của hệ thống
-         Chỉ thị giá trị đo được từ Loadcell trên màn hình số của Bộ chỉ thị
-         Vẽ biểu đồ 3D quá trình tác dụng lực lên Loadcell tại mọi thời điểm
-         Tự động tính toán giá trị lực tác dụng mạnh nhất lên Loadcell và hiển thị trên màn hình PC
-         In kết quả đo dạng Text ra máy in nhiệt (giống như in hóa đơn siêu thị)
-         In biểu đồ 3D tại bất cứ thời điểm nào tùy chọn
-         Chức năng SMS cho phép tự động hoặc chủ động gửi các thông số đo đến một số điện thoại bất kỳ tùy người dùng thiết lập
III. Nguyên lý hoạt động
-         Các giá trị Analog từ Loadcell sẽ được Bộ chỉ thị số phân tích và số hóa để hiển thị tức thời ngay trên màn hình số, đồng thời Bộ chỉ thị số sẽ gửi dữ liệu đó qua cổng RS-232 tới máy tính.
-         Phần mềm đã được lập trình trên máy tính sẽ Biểu đồ hóa toàn bộ số liệu thu được và tự động tính toán Giá trị MAX, chế độ in, chế độ gửi tin nhắn thông báo… và hiển thị trên giao diện với người dùng bằng tiếng Việt.
-         Một điện thoại sẽ được kết nối với PC qua sóng Bluetooth  để làm nhiệm vụ trạm phát SMS gửi các thông số đo tới các số điện thoại cần thiết khác.
IV. Phần mềm trên PC

-         Phần mềm (tạm gọi là RS232) là chương trình chính để giám sát và điều khiển toàn hệ thống.
-         Giao diện chính của phần mềm chính là một Biểu đồ 3D hiển thị các thông số đo một cách trực quan và sinh động. Người dùng có thể quay, dịch chuyển, phóng to thu nhỏ… biểu đồ theo mọi hướng để có thể quan sát. Người dùng cũng có thể tùy chỉnh cho Biều đồ bằng thanh công cụ phía trên biểu đồ.
-         Thông số chính là gia trị MAX của lực tác dụng sau mỗi chu kỳ được hiển thị bằng chữ to nhất màu xanh, dòng chữ nhỏ màu vàng bên dưới là thời gian đạt giá trị MAX.
-         Các thông số khác như số hiệu sản phẩm, Dạng sản phẩm… cũng được thể hiện ngay trên giao diện chính của phần mềm.
-         Phần thiết lập để truyền tin qua mạng di động (GSM) được viết bằng tiếng Việt dễ hiểu và sử dụng. Sau khi chọn cổng kết nối người dùng có thể chọn 2 chế độ gửi tin nhắn: Tự động hoặc Gửi tùy ý.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

Tặng Vợ Béo

Ngày lễ người ta tặng nhau
Nào hồng, nào lan, nào cúc
Chồng em nghèo chỉ tặng em câu chúc
Viết vào Blog mà thôi

Ngày lễ người ta đi chơi
Hội hè, tiệc tùng, đình đám
Chồng em nghèo nên chỉ dám
Về trước giờ nấu hộ Vợ nồi cơm

Ngày lễ người ta yêu hơn
Thiết tha hơn với nửa phần còn lại
Anh cũng thế dành cho em mãi mãi
Ngọn lửa tình cháy từ thủa học sinh...

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

Mạng điều khiển, giám sát sử dụng thiết bị Mitsubishi

Tên sản phẩm:   
Mạng điều khiển, giám sát sử dụng thiết bị Mitsubishi

Chức năng:  
Điều khiển, giám sát các dây chuyền công nghiệp, tổ hợp máy công cụ hoặc một thiết bị riêng rẽ thông qua PLC, màn hình tiếp xúc (touch panel), mạng Lan hoặc Internet.
Tác giả:  
Vũ Duy Hải
Office:  
Viện Công Nghệ (hợp tác cùng công ty NAM VIỆT JSC)
Phone:  
091.211.2070
Email:  
haiduyvu@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. Mô hình mạng điều khiển giám sát:

II. Cấu trúc mạng và chức năng chi tiết:
2.1 Bộ phận điều khiển trung tâm:
- Có thể là một hoặc nhiều PLC ghép nối với nhau qua module truyền thông hoặc base mở rộng. Các PLC này là khối điều khiển trực tiếp cơ cấu chấp hành đặt trên thiết bị theo logic vận hành.
- PLC thường dùng trong hệ này thường là các dòng của Mitsubishi như: A1SH, A2SH, Q series, FX1N, FX2N...

2.2 Máy tính trung tâm:
- Máy tính trung tâm thường là một PC công nghiệp có gắn thêm các card giao tiếp, có tốc độ xử lý cao. Trong một số trường hợp máy tính trung tâm có thể chỉ là một PC thông thường được cài đặt để ghép nối với PLC điều khiển chính.
- Máy tính này có các nhiệm vụ chính trong hệ thống như sau:
+ Một là: Nhận dữ liệu từ PLC thông qua các phần mềm chuyên dụng để tạo thành form giám sát trạng của hệ thống chấp hành và gửi nó về các máy chủ trong mạng thành các báo cáo.
+ Hai là: Nhận dữ liệu công nghệ hoặc danh sách lệnh từ người điều khiển qua mạng LAN hoặc mạng Internet và biến nó thành dữ liệu số gửi tới thiết bị chấp hành thông qua PLC.
+ Ba là: Phát lệnh điều khiển khi người vận hành có nhu cầu điều khiển thiết bị từ máy tính thay vì điều khiển tại chỗ.
+ Bốn là: Tổng hợp tất cả các trạng thái, thông số của thiết bị và sản phẩm trên thiết bị thành các báo cáo phục vụ công tác quản lý, lưu trữ...

2.3 Màn hình điều khiển:
- Màn hình điều khiển thường dùng là các màn hình cảm ứng (đa chạm) có hoặc không có bộ nhớ ngoài như GOT900, FX940, GOT1000 của Mitsubishi, DELTA, NT, Proface, Hakko...
- Vì lý do kinh tế có thể thay các màn hình này bằng Panel điều khiển dạng núm nút.
- Chức năng chính của màn hình này là dùng để vận hành tại chỗ cho thiết bị hoặc dây chuyền. Ngoài ra nó còn để hiển thị các loại đồ thị nhiệt, đặc tính nhiệt khi dùng trong điều khiển các thiết bị lò tôi trung, cao tần...

2.4 Thiết bị chấp hành:
- Đối tượng áp dụng của hệ điều khiển, giám sát này rất đa dạng. Tất cả các thiết bị và hệ thống có ứng dụng điều khiển PLC đều có thể áp dụng hệ này.
- Với quy mô vừa và nhỏ có thể kể đến các Máy phay chìa khóa tự động, Máy tách rác trong xử lý nhựa, Máy đóng nút chai, Máy đột dập thép hình theo tọa độ...
- Với quy mô lớn có thể kể đến: Dây chuyền đúc tự động, Dây chuyền kéo sợi ...
III. Đánh giá hệ thống:
3.1 Về mặt kỹ thuật:
- Hệ thống hoạt động với độ tin cậy cao do được xây dựng trên cơ sở các module đồng bộ của các hãng sản xuất tên tuổi.
- Độ tùy biến của hệ thống rất cao khi có nhu cầu thay đổi, cải tiến
- Trực quan, dễ sử dụng do có giao diện tiếng Việt được thiết kế bởi các kỹ sư người Việt.
3.2 Về tính kinh tế và dịch vụ:
- Do được xây dựng trên các module sẵn có và phổ biến trên thị trường nên hệ thống thường có giá rẻ hơn rất nhiều so với các hệ cùng chức năng của nước ngoài.
- Các dịch vụ đi theo hệ thống sau chuyển giao như: Bảo trì bảo hành, đào tạo sử dụng đều được thực hiện chuyên nghiệp bởi các kỹ sư của các tổ chức Quân đội hoặc các công ty tự động hóa có uy tín.